Thật thà luôn là đức tính quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên. Một sự thật là không ai trong chúng ta đủ hoàn hảo để có thể chinh phục nhà tuyển dụng một cách xuất sắc. Mặc dù vậy, chúng ta luôn có tâm lý e ngại phải đưa ra những câu trả lời không chính xác vì e sợ nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra và khi đó sẽ bị vuột mất cơ hội trúng tuyển…
Thực tế, không phải lúc nào thật thà cũng đem lại hiệu quả tốt. Cùng tham khảo các dạng câu hỏi từ nhà tuyển dụng mà bạn có quyền “chém gió”, nhưng lưu ý là phải chém sao cho khéo léo nhé:
1 – Bạn có những điểm yếu nào ?
Đây là câu hỏi ứng viên thường gặp sau câu hỏi về điểm mạnh. Cũng như thế mạnh, bạn cũng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng để có cách trả lời phỏng hay và khéo léo nhất tới nhà tuyển dụng. Bạn không nên đưa ra những câu trả lời thật thà như: điểm yếu là đi làm muộn, thường xuyên trễ deadline, không hòa đồng với đồng nghiệp,… Lời khuyên cho bạn là sử dụng thái độ tự tin khi trả lời phỏng vấn vì đây cũng là lúc nhà tuyển dụng sẽ quan sát rất kĩ thái độ của bạn. Tiếp đó hãy lựa chọn những điểm yếu không gây ảnh hưởng đến công việc ứng tuyển, ví dụ như chọn điểm yếu “kém giao tiếp” khi ứng tuyển ngành truyền thông chả hạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn biến tiêu cực thành tích cực khi trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên cách này khá nguy hiểm vì rất có thể người tuyển dụng khó tính sẽ nhìn ra bạn đang cố gắng che dấu và đánh giá bạn lạc đề đấy !
2 – Bạn có ý định gắn bó lâu dài với công ty chúng tôi không ?
Bất cứ nhà tuyển dụng cũng mong muốn có thể tìm được một nhân viên có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng có ý định muốn ổn định lâu dài vì các mục tiêu ngắn hạn khác nhau. Đương nhiên là các lý do của bạn là chính đáng, nhưng trong trường hợp này, thẳng thắn không phải là một cách hay. Bạn có thể xây dựng niềm tin bằng cách đưa ra câu trả lời phỏng vấn khéo léo như: “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là gắn bó với một doanh nghiệp và xây dựng sự nghiệp lâu dài của mình. Nếu có cơ hội, tôi thực sự mong muốn có thể cống hiến để góp phần vào sự phát triển của công ty”.
3 – Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ ?
Không một nhà tuyển dụng muốn nghe một câu trả lời như: Vì tôi gây ra sai lầm nghiêm trọng, vì tôi xích mích với sếp cũ, tôi bị đuổi việc,… dù đúng là nó thể hiện một đức tính rất tốt đẹp của bạn là thật thà. Bạn nên chuẩn bị sẵn một câu hỏi để không phải rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, không muốn nói thật nhưng nói dối thì lại sợ bị nhìn ra nhé. Một trong những cách trả lời phỏng vấn thông minh bạn có thể tham khảo là: “ Tôi nghĩ đã đến lúc tôi phải thử thách bản thân với những môi trường mới. Và quý công ty là nơi tôi cảm thấy mình sẽ học hỏi và phát triển được rất nhiều trong tương lai”.
Phản hồi gần đây