Trụ cứu hỏa (trụ nước chữa cháy) là thiết bị chữa cháy chuyên dụng, được lắp đặt kết hợp với hệ thống cấp nước nhằm mục đích cấp nước cho xe chữa cháy, dập tắt đám cháy kịp thời.
Trụ cứu hỏa là gì?
Trụ cứu hỏa hay còn gọi là trụ chữa cháy, trụ nước chữa cháy. Trụ cứu hỏa là thiết bị PCCC chuyên dụng trong ngành PCCC được lắp đặt vào đường ống cấp nước, dễ dàng bắt gặp các trụ cứu hỏa ở khắp các tuyến đường, mục đích của các trụ này là cấp nước cho nhân viên cứu hỏa làm công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra.
Với người dân không rõ về các thiết bị PCCC, trụ cứu hỏa được miêu tả như các trụ sắt, hợp kim, thường có màu đỏ, có mặt ở các tuyến đường phố phường, các khu cụm công nghiệp, những nơi được đánh giá có nguy cơ cháy cao, có các họng có nắp đậy được gắn kín bởi các thiết bị hỗ trợ.
Thông số kỹ thuật của trụ cứu hỏa
– Kích thước: DN100 – DN150
– Áp suất: PN10 – PN16
– Nhiệt độ: -5ºC ~ 90ºC
– Môi trường: Ngoài trời, nước
– Kiểu lắp chân: Lắp bích
– Kiểu kết nối ống: Khớp nối PCCC
– Bảo hành: 12 tháng
– Giấy tờ: COCQ đầy đủ
– Tình trạng: Hàng có sẵn
Cấu tạo cơ bản của Trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa thường cấu tạo là các trụ sắt, hợp kim, sơn màu đỏ, có mặt ở các tuyến đường phố phường, các khu cụm công nghiệp, Chân các tòa nhà cao tầng, những nơi được đánh giá có nguy cơ cháy cao. Trụ cứu hỏa được cấu tạo bởi các thành phần sau:
Vai trò của trụ cứu hóa
Trụ cứu hỏa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chữa cháy. Và nằm trong nhóm 2 “Phương tiện chữa cháy thông dụng” đã được quy định tại Nghị định 79/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ cùng với các thiết bị khác như
– Vòi, ống hút chữa cháy;
– Lăng chữa cháy;
– Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy
– Thang chữa cháy
– Bình chữa cháy
Đây được coi là thiết bị cần thiết phải được trang bị đầy đủ ở cơ sở. Khi có cháy, Trụ cứu hỏa sẽ như một cầu nối hữu hiệu để mang nước đến cho vị trí cần chữa.
Nhiều người không hiểu về tầm quan trọng của trụ cứu hỏa nên có những hành động đập phá, trục lợi gây ra những thiệt hại lớn cho nhà nước và cộng đồng
Phân loại trụ chữa cháy
Có rất nhiều cách để phân loại trụ cứu hỏa như dựa vào cấu tạo, đặc tính, dựa vào xuất xứ. Hiện trụ chữa cháy được chia ra thành 2 loại là trụ nổi và trụ ngầm.
Trụ nổi: Là loại trụ mà có toàn bộ phần họng chờ được đặt nổi trên mặt đất.
Trụ ngầm: Là loại trụ chữa cháy được đặt ngầm dưới mặt đất. Khác với trụ nổi, khi muốn lấy nước thì cần phải dựng cột để có thể lấy nước.
Phân loại trụ chữa cháy theo chức năng
Mỗi trụ dùng trong cứu hỏa đều có các họng tiếp nước để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng như:
- Trụ chữa cháy 1 họng
- Trụ chữa cháy 2 họng
- Trụ chữa cháy 3 họng
- Trụ chữa cháy 4 họng
Cột lấy nước chữa cháy
Là thiết bị chuyên dùng được trang bị theo xe chữa cháy, dùng nối với trụ ngầm để lấy nước. Cột lấy nước chữa cháy chỉ có hai họng chờ để cho xe chữa cháy hút nước trực tiếp qua cột hoặc để lắp vào vòi chữa cháy lấy nước vào xe, hoặc trực tiếp chữa cháy
Cách lắp đặt Trụ cứu hỏa
Như đã chia sẻ, trụ có xuất xứ từ nhiều quốc gia như Trụ cứu hỏa Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, hàng Việt Nam… Nhưng chúng đều tuân thủ theo 1 thông số kỹ thuật nhất định để thuận tiện cho việc lắp đặt.
Các lưu ý khi lắp đặt trụ cứu hỏa trước tiên, trụ phải được đặt ở tư thế thẳng đứng, như vậy mới có thể hoạt động được. Và phải bảo dưỡng thường xuyên, theo quy định đã ban hành.
Khi vận chuyển, lắp đặt cần nhẹ nhàng, tránh để tự va đập mạnh xuống nền cứng hoặc vật cứng.
Khi xiết bulon vào bích thép phải đảm bảo xiết đều trên toàn bộ bích, tránh tình trạng mặt bích bị vênh dẫn đến tình trạng bẻ gãy bích.
Mặc dù Trụ cứu hỏa làm từ những vật liệu chắc chắn, chịu được nhiệt chịu va đập tốt nhưng khi vận chuyển, lắp đặt vẫn phải thực hiện nhẹ nhàng tránh va đập. Như vậy mới đảm bảo được độ bền của trụ.
Tham khảo thêm:
Phụ kiện hàn giá rẻ
Phụ kiện hàn FKK
Phụ kiện hàn Jinil
Phụ kiện nối hàn
Cùm treo ống
Phụ kiện đúc
Tôn kẽm, tôn mạ màu
Cóc nối lồng thép
Bulong, ốc vít
Đồng hồ lưu lượng
Khớp nối
Lưới thép
Phản hồi gần đây